08Th10/24
z5905394551747_b4ca7a0c92c695f03846aefedf1c4782

Tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh năm học 2024-2025.

Đuối nước là trong những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong nước dẫn đến ngạt do thiếu ô xy hoặc tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Trường Tiểu học Cái Tàu Hạ xin chia sẻ đếm quý PHHS và các em học sinh kiến thức phòng, chống đuối nước như sau:

z5905394551747_b4ca7a0c92c695f03846aefedf1c4782

  1. Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.

Người ta thống kê thấy có khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.

2022_04_23_16_00_162 (1)

Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.

Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

2. Nguyên nhân đuối nước.

– Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối…

– Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như:

     + Sông, hồ, suối, ao…không có biển báo nguy hiểm, rào.

     + Mưa to, lũ lụt xảy ra thường xuyên.

     + Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm.

z5905394559329_ae87591367b773cda694b1e944428ffe z5905394564672_9c4e786b8698fbf084efa348a4ad653b

Các em rất hứng thú khi nghe tuyên truyền về chủ đề này

3. Cách xử lý đuối nước.

* Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ:

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

– Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… lém xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu.

– Tuyệt đối Không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

– Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

Với trẻ lớn và người lớn:

– Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực: Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

– Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15 – 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 – 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt.

– Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Với trẻ nhỏ:

– Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

– Vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này cho đến khi nạn nhân tự thở lại được hoặc có sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.

– Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

– Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.

Cấp cứu ngay ở dưới nước:

– Túm gáy hoặc nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.

– Nhanh chóng quàng tay qua nách, nâng gáy (bằng kiểu bơi ếch ngửa) hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ.

– Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay. Khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân, đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.

– Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.

– Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.

Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em. Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

z5905394573842_5b638dd5d5a0c7389dbfb08a9a23bd87

4. Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đuối nước.

 – Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v… thì phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay

– Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).

– Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.

z5905416101106_875d83ee361216fe2aa8de26c8793406

     Học sinh lên chia sẻ những hiểu biết về phòng, chống đuối nước

Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.

5. Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây.

Đối với trẻ lớn và người lớn:

– Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

– Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

– Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.

– Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

Đối với trẻ nhỏ:

– Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

– Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

– Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

– Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

6. Những nguyên tắc an toàn khi bơi:

+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn.

+ Không được tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy siết, xoáy khi không có người lớn biết bơi và cứu đuối.

+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.

+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.

+ Phải khởi động trước khi xuống nước.

+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.

+ Không dùng các phao bơm hơi.

+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.

Trên đây là bài tuyên truyền về phòng chống đuối nước của trường Tiểu học Cái Tàu Hạ Qua bài tuyên truyền này, mong các em hãy thực hiện tốt cách phòng chống đuối nước đồng thời tuyên truyền cho cộng đồng cùng thực hiện để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra để chúng ta có một cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh bình an và hạnh phúc.
 
 

04Th10/24
z5895095202032_6b79c61a2f5a23499e6a71aeafd787ec

Hướng dẫn học sinh thực hành ủ men và biết lợi ích chế phẩm IMO năm học 2024-2025.

Sinh phẩm IMO được làm hoàn toàn từ tự nhiên, giúp bảo vệ, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp, quan trọng hơn, các em không còn bị “ám ảnh” mỗi khi tới nhà vệ sinh của trường.

z5895095202032_6b79c61a2f5a23499e6a71aeafd787ec

Mùi hôi nhà vệ sinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều trường học. Từ đầu năm 2024, nhiều trường học tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa (IMO) để xử lý mùi hôi này. Liên đội trường Tiểu học Cái Tàu Hạ phối hợp với Y té học đường tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia trải nghiệm ủ men vi sinh. Nhờ đó, những “điểm nóng” về mùi hôi được khử sạch, giúp không gian trường học trong lành, nhận được sự phản hồi rất tích cực từ thầy cô và học sinh.

Để thực hiện chế phẩm IMO rất đơn giản, các giáo viên sử dụng nguồn men gốc, hướng dẫn ủ chung với các loại vỏ rau củ, trái cây để nuôi cấy men vi sinh. Sau khi nuôi cấy thành công sẽ tiến hành sang chiết dung dịch vào từng chai nhựa có sẵn lỗ nhỏ, bỏ vào thùng chứa để dung dịch hòa với nước trong thùng và dùng để dội, rửa nhà vệ sinh.

z5895095243150_6082b0c3d487eac01a9192d201d2d715   z5895095239224_a0183afebaa6f99dd250622d284e0b08z5895095240616_b2aed99466c34e8d26203ae5d8f795d0

 

30Th9/24
bìa

Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh khối lớp 1 năm học 2024-2025.

Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người khi tham gia giao thông. Mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông làm chết và bị thương rất nhiều người. Hậu quả để lại là nỗi đau cho người ở lại. Trước thực trạng đó, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông để làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người khi tham gia giao thông luôn được xem là mục tiêu quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 19/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia triển khai Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm (MBH) cho học sinh lớp 1 năm học 2024 – 2025. Nhằm giúp các em học sinh lớp 1 được nhận mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn; Đồng thời, tăng cường các hoạt động chia sẻ kiến thức an toàn giao thông, kĩ năng dự đoán phòng tránh rủi ro cho học sinh và cha mẹ học sinh. Hôm nay, ngày 30/9/2024 tại trường Tiểu học Cái Tàu Hạ,  Hệ thống HEAD Thu Vân (đại diện Công ty Honda Việt Nam);  phối hợp cùng với nhà trường tổ chức  Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho ……..  em học sinh lớp 1 năm học 2024- 2025 với Chủ đề “Giữ trọn ước mơ”. Đó là lý do của buổi lễ hôm nay.

01

02 Co hanh 2 Co Hanh Hang tap the 2 tap the 3 tap the z5880656761620_ea27d0cb8eb7fb6f19a983e53adfe6c3

z5880656796426_93ffdf5d997d56415b4c1cd4391833ac z5880656796461_8672420da3db5b727589d8721da3d09d z5880656796462_55c450409ed2dfb76bcfb95a7b081d00 z5880656796464_985b76782ce4c6d55940f683a50c0afe z5880656796508_245c3e2eba28243c1d828c760fa476fa z5880656798540_0db39fc7a328ebe159102217b463b48e  z5880660362517_a5d5c020e946c11def51973819ad8efa z5880660371633_41a064f672e5636016c93ddbae2c2fe4